icon vi icon vi

Tin trong ngành

Tổng hợp thông tin báo chí về ngành GTVT từ ngày 15 - 17/1/2013

Cập nhật : 20/10/2016

Lượt xem : 1674

Cỡ chữ :

Báo Thanh tra (17/1) có bài “Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT: Cần chính sách đặc thù” cho biết: Để thực hiện tốt hơn đột phá về hạ tầng GT trước mắt năm 2013 và lâu dài Bộ GTVT đã đề nghị Chính phủ giao các bộ, ngành liên quan cập nhật, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và nghiên cứu ban hành các chính sách đặc thù trong lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT.

 

Tổng hợp thông tin báo chí về ngành GTVT

Tổng hợp thông tin báo chí về ngành GTVT

 

Về chính sách huy động nguồn vốn, Bộ GTVT cho rằng, cần điều chỉnh Thông tư 90/2004/TT-BTC ngày 7/9/2004 của Bộ Tài chính theo hướng tăng 3,5 lần so với mức giá cơ bản và điều chỉnh tăng theo chỉ số CPI, 3 năm tăng 1 lần nhằm bảo đảm hiệu quả tài chính của các DA, giảm vốn góp của Nhà nước, tăng tính hấp dẫn nhà đầu tư. Đồng thời sớm ban hành các nghị định về chuyển nhượng, bán hoặc cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng GT có thời hạn; nghị định khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng GTVT với những ưu đãi cụ thể, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài như: Miễn thuế giá trị gia tăng các DA hoàn thành, thưởng tiến độ các DA, hưởng chênh lợi nhuận nếu nhà đầu tư tiết kiệm chi phí xây dựng. Ngoài việc triển khai Quỹ Bảo trì đường bộ, tiếp tục nghiên cứu để có thể thành lập Quỹ Bảo trì đường sông, hàng hải. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, đối với việc mở rộng QL1 và nâng cấp 1 số đoạn tuyến QL14 qua Tây Nguyên để đáp ứng yêu cầu tiến độ, cần có các cơ chế đặc thù như: Phát hành TPCP riêng cho DA, XD cơ chế ưu đãi đối với các nhà đầu tư; áp dụng cơ chế lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu rút gọn sau khi phê duyệt DA đầu tư. Đồng thời không thực hiện bước lập hồ sơ yêu cầu và hồ sơ đề xuất; phê duyệt trước các tiểu DA đầu tư theo hình thức BOT có phần vốn Nhà nước góp GPMB để triển khai ngay. Đối với các tiểu DA đầu tư bằng ngân sách triển khai khi có vốn và cho phép các địa phương được ứng vốn DA để XD khu tái định cư và các địa phương có trách nhiệm thu hồi để hoàn ứng cho DA. 1 vấn đề khác đặt ra là trong điều kiện NSNN gặp khó khăn, cần thống nhất chủ trương với các nhà tài trợ về sử dụng vốn ODA chủ yếu để tham gia vào các Da lớn, coi đây là nguồn vốn NSNN tham gia vào các DA PPP. Ngoài ra, cần nghiên cứu, huy động xi măng của các nhà máy trong nước làm các công trình GT.
Báo Đầu tư (16/1) có tin “Bộ GTVT đề nghị bổ sung 773,8 tỷ đồng cho 12 dự án” cho biết: Bộ GTVT vừa có VB số 39/BGTVT-KHĐT đề xuất với TTg Chính phủ 1 số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi đình hoãn 37 DA theo Nghị quyết số 11/NQ-CP. Cụ thể, Bộ GTVT đề nghị Chính phủ cho phép bổ sung 773,8 tỷ đồng từ nguồn dự phòng TPCP hoặc vốn kết dư năm 2011 cho 12 DA để đảm bảo GT, hoàn thành 1 số hạng mục đến điểm dừng kỹ thuật để có thể khai thác đến năm 2016.
Báo ANTĐ (15/1) có tin “Cầu Cây Tra trên QL1 bị lún, chỉ lưu thông 1 chiều” cho biết: Ông Cù Huy Kiểm, Phó GĐ Cty Quản lý và sửa chữa đường bộ Phú Yên cho biết, cầu Cây Tra tại km 1349+538 trên QL1 thuộc xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa (Phú Yên) đang bị lún ở trụ số 1 gần 19 cm, nghiêng về phía thượng lưu, nên ảnh hưởng đến ATGT. Vì vậy, trước mắt chỉ cho các xe ô tô lưu thông 1 chiều và từng chiếc một. Để đảm bảo GT tạm thời, Cty đang tiến hành chống lún, nghiêng. Dự kiến trong vòng 10 ngày sẽ thông xe 2 chiều, nhưng cũng có thể chậm hơn do quá trình xử lý sẽ phát sinh phức tạp. Cầu Cây Tra XD từ trước năm 1975, tải trọng thấp, trên vùng đất có địa chất yếu nên sau nhiều năm sử dụng đã yếu.
Báo PLTPHCM (16/1) có tin “Cuối tháng 3, mở rộng 40 km QL1A” cho biết: Ngày 15/1, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết đã thống nhất với TCty XDCTGT5 (Cienco 5) sẽ khởi công mở rộng QL1A đoạn đi qua tỉnh vào ngày 24-3. Điểm bắt đầu mở rộng thuộc huyện Phú Ninh, điểm cuối ở huyện Núi Thành, tổng chiều dài 40 km. Đoạn QL trên sau khi được mở rộng sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao từ TP Tam Kỳ vào tới huyện Núi Thành. Đồng thời, phục vụ phát triển KT - XH cho khu kinh tế mở Chu Lai. UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Cienco 5 phải đảm bảo tiến độ DA (thực hiện trong 2 năm) theo yêu cầu của Bộ GTVT.
Báo Tài chính (16/1) có tin “Ban QLDA 1 - Bộ GTVT: Kết quả giải ngân năm 2012 đạt 100,3% kế hoạch” cho biết: Theo TGĐ ban QLDA 1 - Bộ GTVT Hoàng Đình Phúc, năm 2012 kết quả giải ngân của Ban QLDA 1 đạt 1212 tỷ đồng, bằng 100,3% số vốn kế hoạch được Bộ GTVT giao. Trong đó, các dự án ODA là 841,6 tỷ đồng, các dự án TPCP là 93,4 tỷ đồng, các dự án NSNN đạt 232,18 tỷ đồng, các DA vốn khác đạt 45 tỷ đồng. Đặc biệt, Ban QLDA 1 đang quản lý nhiều DA lớn như: Dự án QL1, dự án QL217 sử dụng vốn vay của ADB, dự án phát triển ĐBSCL WB5...
Báo Thanh niên (16/1) có tin “Bỏ đề án hạn chế xe cá nhân” cho biết: Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết như vậy tại hội nghị tổng kết năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013 của ngành GTVT TP.HCM sáng 15.1. Cụ thể, ông Thăng cho biết năm 2013 Bộ GTVT sẽ xây dựng đề án “Phát triển hợp lý phương tiện vận tải ở các đô thị lớn”, còn đề án hạn chế phương tiện cá nhân đã chính thức bãi bỏ nên sẽ không triển khai nữa. Ông Thăng đề nghị TP.HCM ưu tiên khẩn trương đầu tư phát triển các loại hình vận tải “xanh” như xe buýt CNG, xe điện… Cũng theo Bộ trưởng Thăng, năm 2013 Bộ GTVT cam kết phối hợp chặt chẽ với TP.HCM đề xuất Chính phủ nhiều giải pháp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông cho TP, đặc biệt chú ý giải pháp xã hội hóa, kêu gọi tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng. Theo Sở GTVT TP.HCM, tổng kế hoạch vốn đầu tư cho ngành GTVT TP trong năm 2012 gần 17.800 tỉ đồng, trong đó vốn giao cho Sở GTVT hơn 7.010 tỉ đồng (bao gồm vốn xây dựng cơ bản, duy tu và trợ giá xe buýt), kết quả thực hiện đạt 102% kế hoạch…
Báo GĐ&XH (16/1) có bài “Phí chồng phí và chuyện khó tin từ Bộ GTVT” cho biết: Thu chỗ này đề làm đường cho chỗ nọ; Nhiều trạm người dân phải đóng hai lần phí; Làm ít mét đường lại được tăng thời gian thu gần một năm... Hàng loạt nghịch lý tại các trạm thu phí vẫn tồn tại trong việc thu phí bảo trì đường bộ đã thực thi hơn nửa tháng qua và người dân cứ phải è cổ gánh chịu. Năm 2005, Bộ GTVT thí điểm hiện thức hóa chủ trương bán quyền thu phí đường bộ của Chính phủ bằng cách tổ chức đấu giá quyền thu phí. Cuối năm 2010, trạm thu phí số 2 QL1A (Cầu Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội) đã chính thức được chuyển giao cho Cty TNHH ĐTXD&PT hạ tầng (Hà Đông, Hà Nội) thu phí. Sự thiếu tầm nhìn và độ trễ của chính sách đã ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội. Trở lại, cuộc đấu giá quyền thu phí trạm số 2 QL1A vào cuối năm 2010. Bỏ xa các đối thủ khác, Cty TNHH ĐTXD & PT hạ tầng đã thắng thầu với số tiền lên đến 361 tỷ, gấp đôi mức khởi điểm mà Tổng cục ĐB đưa ra. Với số tiền “khủng” thu được, đơn vị tổ chức đấu giá là Cty ĐTPT đường cao tốc VN (VEC) cho biết sẽ dồn tiền để XD đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Tới khoảng giữa năm 2012 đường cao tốc trên hoàn thiện và VEC ngay lập tức được quyền thu phí để hoàn vốn Thực tế việc “phí chồng phí” đã tồn tại hầu hết các trạm đấu giá quyền thu phí đang còn thời hạn hợp đồng. Người dân cùng DN, kể cả DN đang thực hiện quyền thu phí cùng ngóng chờ kết luận cuối cùng từ Bộ GTVT. Cũng nằm trong diện trạm đấu giá quyền thu phí, trạm Nam Cầu Giẽ nằm ngay cửa ngõ Thủ đô, là một trong những trạm có lưu lượng xe qua lại vào dạng “hàng khủng”. Ngày 16/6/2007, đại diện VEC và Tập đoàn Hải Châu VN (Hải Châu) đã chính thức đặt bút ký vào hợp đồng kinh tế số 24/HĐKT-VEC-2007 nhằm chuyển giao quyền thu phí đường bộ có thời hạn gói thầu số 2 Trạm thu phí Nam cầu Giẽ (tại Km216+500-QL1). Theo hợp đồng này quy định thời gian chuyển giao quyền thu phí là 5 năm tính từ 0h ngày 1/7/2007 đến 24h ngày 30/6/2012. Giá trị hợp đồng là 239,135 tỷ đồng. Như vậy, đáng lẽ ra hàng trăm ngàn lượt xe, hàng triệu người dân đã không phải đóng phí qua trạm này từ đầu tháng 7/2012. Thế nhưng, việc điều chỉnh thời gian thu có ghi trong hợp đồng nhằm phù hợp với những biến động để đủ cho Hải Châu thu hồi vốn và có lãi. Tranh chấp đã phát sinh khi VEC đưa ra phương án chỉ cho Hải Châu thu thêm 39 ngày, còn Hải châu đưa ra phương án được thu thêm 261 ngày và sẽ chấm dứt thu vào 30/4 tới. Mới đây, lý giải cho việc trạm Nam Cầu Giẽ vẫn thu phí khi Quỹ bảo trì đường bộ đã có hiệu lực, ông Trần Văn Quyền, GĐ Xí nghiệp trạm thu phí Nam Cầu Giẽ thuộc Cty Hải Châu cho biết là do đã đầu tư xây thêm... 2 làn đường hai bên trạm theo hình thức BOT nên được tăng thời gian thu phí để hoàn vốn.

Các bài viết khác

Tin tức - Sự kiện

Tin nổi bật